Các kiểu tấn công mạng 2018: 5 kỹ thuật phòng chống hiệu quả

Các kiểu tấn công mạng phổ biến năm 2018: Đâu là phương thức, kỹ thuật và quy trình tấn công mạng mà họ sử dụng ? Tổng hợp các phương thức tấn công mạng và cách phòng chống hiệu quả.

Các kiểu tấn công mạng của Hacker năm 2018 có những dạng nào? Chia sẻ quy trình, phần mềm và kỹ thuật phòng chống tấn công mạng hiệu quả. Cùng theo dõi bài viết này để hiểu hơn.

Các kiểu tấn công mạng chúng ta thường xuyên gặp

Các kiểu tấn công mạng thường gặp 2018

Denial of Services Attack

DOS Attack – Denial of Services Attack hay “Tấn Công Từ Chối Dịch Vụ” là hình thức người thực hiện tấn công mạng có thể khiến cho một hệ thống mạng hoặc làm chậm hệ thống khiến người dùng không thể truy cập vào dịch vụ của Server.

Một trong các kiểu tấn công mạng cơ bản này có nguyên lý hoạt động đơn giản là làm quá tải tài nguyên hệ thống mạng của Server, làm cho các máy Client không được đáp ứng yêu cầu từ Server. Server sẽ nhanh chóng bị ngừng hoạt động hoặc Reboot. Dos Attack không được thực hiện để chiếm quyền truy cập vào hệ thống mạng hay máy tính chủ. Mục tiêu chính của Hacker là ngăn chặn người dùng sử dụng dịch vụ đó.

dos-attack

Các hình thức mà Hacker thường sử dụng:

  • Làm ngập lụt mạng: Sẽ làm nghẽn việc lưu truyền thông tin trong hệ thống mạng.
  • Làm gián đoạn việc trao đổi dữ liệu giữa các máy tính, ngăn cản việc truy cập và sử dụng dịch vụ của máy Client với Server.
  • Ngăn chặn 1 hoặc 1 nhóm máy Client truy cập, sử dụng dịch vụ của Server.
  • Làm trì hoãn khả năng cung cấp dịch vụ của Server đến một hệ thống hay một user nào đó.

DDOS

DDOS – Distributed Denial of Service là một dạng tấn công từ nhiều máy tính tới một chủ thể nào đó. Hoạt động này gây ra từ chối yêu cầu truy cập, dịch vụ bình thường của các user bình thường. Bằng kỹ thuật tạo ra những gói tin yêu cầu cực nhiều đến chủ thể cụ thể nào đó để gây ra tình trạng tương tự như hệ thống bị sập ( Shutdown). Nguồn của các kiểu tấn công mạng này từ một hệ thống gồm rất nhiều máy tính trên Internet và thường dựa vào các dịch vụ có sẵn trên các máy tính trong mạng Botnet.

attack-ddos

Các kiểu tấn công mạng được điều khiển từ những “primary victim”. Trong khi đó các máy tính bị chiếm quyền được sử dụng để tấn công thường được gọi là “secondary victims”.

Đây là kiểu tấn công mạng rất khó có thể phát hiện, vì tấn công này được sinh ra từ nhiều địa chỉ IP khác nhau. Nếu một địa chỉ IP tấn công một chủ thể, nó sẽ được chặn bởi Firewall. Nếu nó từ 30.000 địa chỉ IP thì điều này là vô cùng khó khăn. Hacker có thể gây nhiều thiệt hại bởi tấn công DDoS này.

Giới thiệu đến các bạn thiết bị FortiGate IPS hỗ trợ phòng chống DDOS hiệu quả từ nhà phân phối Fortinet Việt Nam.

SQL Injection

SQL Injection

Vấn đề về an toàn, bảo mật khi thiết kế và đưa Website vào hoạt động luôn đòi hỏi phải quan tâm rất nhiều đến rủi ro bị tin tặc tấn công. Các vấn đề cơ bản thường được quan tâm như quản trị CSDL, Hosting, Server hoặc lỗ hổng bảo mật trên IIS.

Tuy nhiên, một trong số các kiểu tấn công mạng mà mọi người thường không để ý đó là các đoạn mã của ứng dụng. Cụ thể gọi là tấn công bằng SQL InJection, đây là một phương pháp tấn công mạng cho phép thi hành các câu lệnh truy vấn SQL hệ thống. Bằng cách lợi dụng những lỗ hổng trong việc kiểm tra dữ liệu khi cài các ứng dụng Web.

Điều đó dẫn đến việc cho phép kẻ tấn công có thể toàn quyền đình chỉnh trên cơ sở dữ liệu của ứng dụng Web. Các ứng dụng Web có thể dẫn đến lỗi này thường được quản lí bằng các hệ quản trị CSDL như SQL Server, DB2, Oracle…

Các kiểu tấn công mạng: Trojan – Backdoor – Virus – Worm

Trojan-attack

– Trojan: Một đoạn Code không có tính chất lây lan. Được dùng để đánh cắp thông tin quan trọng trên máy tính chủ thể và gửi về cho Hacker hoặc có thể tự xóa dữ liệu.

– Backdoor: Một biến thể của Trojan khi được cài đặt vào máy chủ thể có khả năng tự mở ra một cổng dịch vụ cho phép Hacker có thể kết nối từ xa và điều khiển.

– Virus: Phần mềm có kích thước rất nhỏ và tồn tại độc lập, có khả năng tự thực thi và thường nằm ở các chương trình ứng dụng trên hệ thống.

– Worms: Là loại phần mềm có khả năng tự sao chép, lây lan từ máy tính này sang máy khác thông qua mạng Lan.

Tấn công mật khẩu (Password Attack)

Password-attack

Đối với các cuộc tấn công mật khẩu, các hacker sẽ cố gắng “phá” mật khẩu được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu tài khoản hệ thống mạng hoặc mật khẩu bảo vệ các tập tin.

Các kiểu tấn công mạng vào mật khẩu thì các Hacker sẽ cố gắng tìm mật khẩu được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu trong hệ thống tài khoản của Server hoặc mật khẩu của các tập tin lịch sử.

Các kiểu tấn công mật khẩu bao gồm 3 loại chính: Dictionary Attack,  Brute – Force Attack và Hybrid Attack.

Biện pháp phòng chống tấn công mạng

  1. Đối với mã độc được thiết kế lây lan theo phương thức phổ biến.

Để bảo vệ khỏi các kiểu tấn công mạng thì doanh nghiệp cần trang bị các giải pháp phòng chống an ninh mạng. Bên cạnh đó cũng cần phải thường xuyên huấn luyện nhân viên về các mối đe dọa hoặc liệt kê danh sách các trang Web cấm nhân viên truy cập.

  1. Tấn công lừa đảo mật khẩu

Việc cài đặt xác thực mật khẩu 2 lớp, hình ảnh, thẻ thông minh, sinh trắc học vân tay hoặc các phương pháp xác thực tiên tiến khác từ các thương hiệu nổi tiếng. Có khả năng cảnh báo người dùng cuối khi có dấu hiệu truy cập những trang Web xấu.

  1. Phần mềm chưa được vá lỗi

Thường xuyên Update các phiên bản ứng dụng, thiết bị sớm. Nếu không phải đảm bảo các bản vá của bạn là sớm nhất. Chuẩn bị các giải pháp bảo mật để có thể cảnh báo, ngăn chặn các kiểu tấn công mạng theo hình thức này.

  1. Các mối đe dọa truyền thông xã hội

Chia sẻ, tập huấn cho người dùng cuối về những tác hại, các mối đe dọa truyền thông xã hội. Đảm bảo 100% người dùng của bạn phải tuyệt đối bảo vệ mật khẩu, không được tiết lộ với người nào khác.

  1. Các mối đe dọa tiên tiến và lâu dài (Advanced Persistent Threat)

Phát hiện và phòng tránh một APT là rất khó khăn.

Để có thể cải thiện điều này: Công ty hoặc doanh nghiệp của bạn cần phải đầu tư các thiết bị bảo mật tiên tiến, có khả năng phòng tránh các kiểu tấn công mạng hiệu quả như Fortinet.

Các kiểu tấn công mạng hiện nay rất đa dạng và nguy hiểm. Chúng tôi vừa nêu các kiểu tấn công mạng và cách phòng chống. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ chủ động bảo vệ mạng máy tính, thông tin doanh nghiệp của mình an toàn.

Các bạn cũng có thể tìm hiểu các thông tin về bảo mật, công nghệ tại các trang tin tức chuyên môn hàng đầu thế giới như Techopedia, Cisco, Wikipedia Netword Security, Csoonline . Bạn có thể học hỏi, tìm hiểu thêm rất nhiều từ những đường dẫn đó. Chúc các bạn may mắn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.